Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng biểu tượng cho tình yêu đôi lứa. Cũng có lẽ vì vậy ngày nay nghi lễ trao nhẫn của cô dâu chú rể trở thành một phần không thể thiếu trong lễ cưới ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới cũng như cách đeo nhẫn đúng? Cùng Ninh Binh Legend Hotel đi tìm câu trả lời nhé!
Nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới
Chiếc nhẫn cưới bắt đầu xuất hiện từ thời Ai Cập cổ xưa, là biểu tượng kết nối cho tình yêu đôi lứa. Bởi người ta quan niệm rằng hình tròn của chiếc nhẫn có chung điểm đầu và điểm cuối tượng trưng cho sự tuần hoàn bất diệt trong tình yêu, giống như cho dù khoảng cách có xa bao nhiêu thì họ vẫn mãi thuộc về nhau.
Trong khi đó, chiếc nhẫn đính hôn ra đời vào thời kỳ La Mã, nhưng mãi cho tới thế kỷ 13 mới được ưa chuộng vào sử dụng phổ biến. Người đàn ông La Mã sẽ trao nhẫn đi kèm một chiếc khóa nhỏ được chạm khắc công phu, bên cạnh ý nghĩa trân trọng và bảo vệ người phụ nữ suốt đời nó còn tượng trưng cho sự giàu có và sung túc.
Tại Hy Lạp vào khoảng thế kỷ 2 trước công nguyên, các cô dâu tại đây được nhận hai chiếc nhẫn cưới trong ngày đính hôn của mình, một chiếc bằng vàng được đeo khi ra ngoài, chiếc còn lại là sắt được đeo ở nhà.
Chiếc nhẫn cưới thời xưa chỉ được đeo vào lúc kết hôn. Tuy nhiên kể từ khi chiến tranh xảy ra, người đàn ông phải lên đường theo tiếng gọi của Tổ Quốc, chiếc nhẫn cưới được đeo thường xuyên hơn như một sự gợi nhớ về những người vợ nơi hậu phương vẫn đang đợi chờ họ quay trở về.
Chiếc nhẫn cưới lúc này mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện được tình yêu bền vững của hai người yêu nhau, cho dù xa cách, khó khăn đến đâu cũng luôn nhớ về nửa kia. Và đến nay ý nghĩa này vẫn còn nguyên giá trị.
Trước đây, nhẫn cưới chủ yếu được làm từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên như cỏ sậy, lau sậy, ngà voi hoặc xương thú,…nhưng ngày nay người ta lại sử chất liệu có giá trị và bền bỉ hơn cho nhẫn cưới như đồng, bạc, vàng, hay đắt tiền hơn là kim cương,…để tăng độ bền cho nhẫn theo năm tháng.
Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, các cặp đôi có thể chọn lựa cho mình các loại nhẫn cưới với đa dạng màu sắc, hình dáng và chất liệu. Dù như vậy ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới cũng như phong tục trao nhẫn vẫn được giữ gìn cho đến hiện tại.
Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới trong hôn nhân
Trong y học ngón áp út có đường mạch máu ngắn nhất để đến trái tim, do vậy người ta cho rằng việc đeo nhẫn vào ngón này sẽ như sợi dây tình yêu nối liền trái tim, thể hiện cho tình yêu bền chặt, trọn đời.
Minh chứng cho tình yêu và biểu tượng hôn nhân vĩnh cửu
Nhẫn cưới được coi là minh chứng cho tình yêu và hôn nhân của các cặp đôi. Do vậy khi nhìn thấy ai đeo nhẫn ở ngón này, đồng nghĩa họ là người có gia đình không thể làm quen, yêu đương với người khác giới.
Ngoài là vật chứng cho hôn nhân, trong Phật Giáo nhẫn cưới còn mang ý nghĩa bảo vệ cho hạnh phúc gia đình, giữ giá trị to lớn trong hạnh phúc hôn nhân.
“Nhẫn” cưới trong “nhẫn nại”
Trong cuộc sống hôn nhân gia đình, việc sinh ra những quan điểm bất đồng dẫn tới cãi nhau là điều không thể tránh khỏi. Chiếc nhẫn cưới lúc này lại đóng vai trò như một lời nhắc nhở các cặp đôi về đức tính nhẫn nại, cách nhường nhịn và bao dung lẫn nhau tránh sự xung đột đỉnh điểm lâu ngày dẫn tới tình cảm trở nên nhạt nhòa, rạn vỡ.
Chiếc nhẫn là biểu tượng cho tình yêu và khát khao về một hôn nhân vĩnh cửu, do vậy không phải cặp đôi nào cũng dễ dàng có được và tùy ý đeo nó. Trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng, mỗi chúng ta cần phải học sự cảm thông, nhường nhịn để hôn nhân được bền chặt và hạnh phúc trọn vẹn.
Chất liệu vàng của đám cưới
Ngày nay, nhẫn cưới thường được làm từ chất liệu vàng – đây là chất liệu có giá trị vật chất cao, cùng độ bền và sáng chói để đeo được hàng ngày như một món trang sức. Bên cạnh đó, chất liệu này còn là biểu tượng cho sự sắt son, chung thủy trong tình yêu.
Đeo nhẫn cưới màu vàng cũng là để các cặp đôi tự nhắc nhở bản thân về sự chung thủy, một lòng một dạ trong hôn nhân dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào hay khó khăn đến đâu.
Hướng dẫn cách đeo nhẫn cưới đúng cho các cặp đôi
Mỗi quốc gia có nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau sẽ có cách đeo nhẫn cưới khác nhau. Thực tế thì đa số quốc gia các cặp đôi sẽ đeo nhẫn ở ngón áp út với những ý nghĩa như:
- Tại các đất nước châu Âu, họ thường đeo nhẫn ở ngón áp út ở bàn tay trái bởi vì họ tin rằng ngón này có một đường mạch máu dẫn về tim gần hơn các ngón khác, gọi là “mách máu tình yêu”.
- Một số ít các nước châu Âu còn lại thì lại có xu hướng đeo nhẫn ở ngón áp út tay phải. Trong đó, người phụ nữ ở Scandinavia sẽ đeo 3 chiếc nhẫn là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ cùng lúc.
- Người Hy Lạp lại có suy nghĩ rằng việc đeo nhẫn ở ngón áp út sẽ giúp liên kết tĩnh mạch với nhịp đập trái tim.
- Đối với người Trung Quốc, chiếc nhẫn được đeo ở ngón áp út lại tượng trưng cho người bạn đời trong hôn nhân của họ.
Cũng có một số nước khác lại đi ngược lại xu hướng đeo nhẫn này điển hình như người Do Thái, họ đeo nhẫn cưới ở ngón tay trỏ – ngón tay chỉ vào kinh Torah của họ. Còn người Thanh Giáo lại tẩy chay việc đeo nhẫn cưới vì họ cho rằng đây là món trang sức phù phiếm, vô nghĩa.
Nhẫn cưới là biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân, không phải vật vô tri mà mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hy vọng qua bài viết trên đây có thể giúp các cặp đôi hiểu hơn về sự thiêng liêng của nhẫn cưới và thêm trân trọng hôn nhân của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm để tổ chức ngày trọng đại của mình vậy hãy liên hệ ngay với Khách sạn 5 sao Ninh Bình Legend để được tư vấn và lên kế hoạch cụ thể nhé!